Lịch sử tước hiệu Công tước xứ Normandy

Giáo hoàng Biển Đức VIII, người được tương truyền đã phong tước hiệu Công tước xứ Normandy cho Richard II

Không có tài liệu nào nói đến việc Rollo nắm giữ hoặc sử dụng bất kỳ tước hiệu nào. Con trai và cháu trai của ông, Công tước William Kiếm dàiCông tước Richard I, đã sử dụng các tước hiệu "bá tước" (tiếng La Tinh comes hoặc consul) và "Thân vương" (Princeps).[1] Trước năm 1066, tước hiệu phổ biến nhất của người cai trị xứ Normandy là "Bá tước xứ Normandy" (comes Rotomagensis) hoặc "Bá tước của người Norman" (comes Normannorum).[2] Tước hiệu Bá tước xứ Rouen (comes Rotomagensis) chưa bao giờ được sử dụng trong bất kỳ tài liệu chính thức nào, nhưng nó đã được sử dụng cho William Kiếm dài và con trai của ông bởi tác giả ẩn danh trong một bài điếu văn (planctus) về cái chết của ông. Bất chấp giả thuyết nào của người Norman về tước hiệu công tước, Adémar de Chabannes vẫn gọi người cai trị Norman là "Bá tước xứ Rouen" vào cuối những năm 1020. Vào thế kỷ XII, nhà sử học người IcelandAri Thorgilsson trong Landnámabók của ông đã gọi RolloRuðu jarl (Bá tước xứ Rouen), đây là dẫn chứng duy nhất được chứng thực trong tiếng Bắc Âu cổ, mặc dù đã quá muộn để trở thành bằng chứng cho các tài liệu ở thế kỷ thứ X.[3] Nhà sử học người Norman cuối thế kỷ XI, William xứ Poitiers đã sử dụng tước hiệu "Bá tước xứ Rouen" cho những nhà cai trị người Norman cho đến Richard II. Mặc dù các tài liệu tham khảo về các nhà cai trị Norman đề cập đến tước vị này tương đối thưa thớt và chỉ giới hạn trong các nguồn tường thuật, nhưng vẫn thiếu bằng chứng tư liệu về các tước hiệu của người Norman trước cuối thế kỷ thứ X.[4]

Việc sử dụng tước hiệu công tước (dux) lần đầu tiên được ghi chép lại vào năm 1006, khi Richard II ủng hộ Tu viện Fécamp. Trước đó, nhà văn Richerus đã gọi Richard I là dux pyratorum, nhưng nó chỉ có nghĩa là "thủ lĩnh của những tên cướp biển" chứ không phải là một tước hiệu. Trong thời trị vì của Richard II, tể tướng của triều đình Pháp bắt đầu gọi người cai trị Norman là "Công tước của người Norman" (dux Normannorum).[1] Ngay từ thời trị vì của Công tước William II (1035–1087), người cai trị Normandy có thể tự phong mình là "Thân vương và Công tước, Bá tước xứ Normandy" vì họ không chắc chắn về tước vị của mình.[2] Từ tương đương trong tiếng La Tinh của "Công tước xứ Normandy" là "dux Normanniae", được sử dụng vào năm 1066,[5] nhưng nó không thay thế "dux Normannorum" cho đến thời kỳ Angevin (1144–1204), vào thời điểm mà bản sắc của người Norman đang mờ dần.[6]

Richard I đã thử sử dụng tước hiệu "hầu tước" (marchio) ngay từ năm 966, Vua Lothaire của Pháp cũng sử dụng tước hiệu này.[7] Richard II thỉnh thoảng cũng sử dụng nó, nhưng ông có vẻ thích tước hiệu công tước hơn. Chính sự ưa thích này của ông đối với tước hiệu công tước đã khiến các nhà sử học tin rằng đó là tước hiệu "tự phong" của các nhà cai trị Norman. Chắc chắn nó không được vua Pháp ban cho họ. Vào thế kỷ XII, Tu viện Fécamp lan truyền thông tin rằng tước vị Công tước xứ Normandy đã được trao cho Richard II bởi Giáo hoàng Benedict VIII (trị vì 1012–24). Các tể tướng của triều đình Pháp không thường xuyên sử dụng tước vị này cho đến sau năm 1204, khi Công quốc Normandy bị tước vương quyền.[2]

Lý do thực tế cho việc sử dụng một tước hiệu cao hơn Bá tước là vì các nhà cai trị của xứ Normandy bắt đầu trao tước hiệu Bá tước cho các thành viên trong gia tộc của họ, bản thân nhà cai trị có tước hiệu bá tước không thể phong tước hiệu bá tước cho người khác, chỉ có thể phong các tước vị thấp hơn. Việc tạo ra các Bá tước phụ thuộc vào người cai trị Normandy đòi hỏi người sau phải có một tước hiệu cao hơn. Quá trình tương tự đã được thực hiện ở các Thân vương quốc khác của Pháp vào thế kỷ XI, khi tước hiệu Bá tước được sử dụng rộng rãi hơn và do đó đã bị mất giá trị. Các nhà cai trị Norman tuy vẫn giữ tước hiệu bá tước cho gia đình công tước và không có bất cứ ai nằm ngoài gia tộc Normandy được cấp một bá quốc trong lãnh địa của họ, cho đến khi Helias xứ Saint-Saens được Henry I của Anh phong làm Bá tước xứ Arques vào năm 1106.[2]